Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống cơ điện công trình

Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống cơ điện công trình?

Bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống cơ điện công trình có vai trò rất quan trọng đối với quá trình vận hành, sử dụng công trình. Ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của các thiết bị trong công trình. Một số công trình lâu không bảo trì dẫn đến thiết bị xuống cấp và không thể sử dụng. Hoặc dây dẫn điện bị chuột cắn gây chập điện làm cháy công trình.

Có 2 hình thức bảo trì hệ thống cơ điện mà chúng ta cần quan tâm đó là:

1. Bảo trì phòng ngừa.

Là bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để phòng ngừa rủi ro và tăng tuổi thọ của các thiết bị.

Đây là hình thức bảo trì quan trọng nhất nhưng lại hay bị chủ nhà, hoặc chủ đầu tư lơ là bỏ qua. Bởi vì nó đòi hỏi thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hàng tháng hay hàng năm. Theo đó, tất cả các hạng mục kỹ thuật như là: Các tủ điện, máy bơm nước, quạt thông gió, điều hòa, hệ báo cháy, chữa cháy… cần được nhân viên kỹ thuật vệ sinh bảo dưỡng định kỳ.

Chuyên viên kỹ thuật xuống công trình kiểm tra hiện trạng hệ thống các thiết bị điện (tủ điện, đèn các loại, công tắc ổ cắm các loại, dây điện…). Kiểm tra các thiết bị nước (máy bơm, bình nóng lạnh, thiết bị vệ sinh…), điều hòa, thông gió. Nhằm phát hiện các lỗi có thể xảy ra để ngăn ngừa sự cố hỏng thiết bị. Không làm gián đoạn hoạt động của công trình.

Các công việc chính của bảo trì phòng ngừa là: Làm sạch, thay dầu, bôi trơn, sửa chữa và thay thế các thiết bị, phụ tùng cũ hỏng nếu có.

Chuyên viên kỹ thuật thực hiện công tác ghi chép hồ sơ tuổi thọ của từng thiết bị để dễ dàng biết được thời điểm thay thế các bộ phận và chẩn đoán chính xác các vấn đề khi nó xảy ra.

Chuyên viên kỹ thuật thực hiện công tác ghi chép hồ sơ tuổi thọ của từng thiết bị để dễ dàng biết được thời điểm thay thế các bộ phận và chẩn đoán chính xác các vấn đề khi nó xảy ra.

2. Bảo trì sửa chữa.

Là việc xử lý các sự cố của hệ thống cơ điện trong công trình.

Khi sự cố xảy ra chuyên viên kỹ thuật sẽ tới hiện trường kiểm tra, phân tích nguyên nhân. Và đánh giá mức độ hư hỏng của thiết bị để lên phương án sửa chữa và khắc phục. Đồng thời thiết lập chương trình bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ.

Hình thức bảo trì này nhằm khắc phục nhanh chóng những lỗi phát sinh. Nêu cao tính nhận thức của chủ đầu tư về việc bảo trì kỹ thuật cho công trình, bảo trì hệ thống cơ điện thường xuyên, định kỳ.

Lợi ích khi bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ điện trong công trình

Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ điện trong công trình sẽ đem đến cho bạn các lợi ích sau:

1. Bảo trì định kỳ hệ thống điện định kỳ sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện các sự cố.

Ngày nay sự cố rò rỉ, chập điện là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu ở nước ta. Qua quá trình nhiều năm hoạt động sửa chữa bảo trì hệ thống điện, chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ, chập điện như sau:

– Mạch điện chập chờn do đấu nối không kỹ. Băng dính cách điện không tốt. Quá tải trên đường dây. Dây mang tải là dây dẫn kém chất lượng.

– Thiết bị bảo vệ xuống cấp.

– Do côn trùng phá hoại.

2. Bảo trì hệ thống cấp thoát nước, giúp ta tránh không phải sử dụng nước bẩn. Hạn chế các hiện tượng nước rò rỉ gây nấm mốc.

Ví dụ: Đóng cặn, mọc rêu trong bể chứa, đường ống, vi khuẩn sản sinh làm giảm chất lượng nước sinh hoạt.

Mời bạn xem thêm Top 5 Loại Máng Cáp Tốt Nhất Hiện Nay Trên Thị Trường

3. Bảo trì hệ thống điện giúp giảm nguy cơ cháy nổ. Giảm nguy cơ hỏng hóc các thiết bị điện

Thiết bị đóng cắt bị hỏng không thực hiện được chức năng, không tự động ngắt điện khi có sự cố, dẫn đến chập cháy vô cùng nguy hiểm…. và nhiều nguy cơ tiềm tàng khác.

2.4 Bảo trì hệ thống điều hòa giúp điều hòa chạy mát hơn. Cũng giúp cho máy chạy bền bỉ hơn và giảm tiêu hao điện.

Việc thực hiện bảo trì thường xuyên và đúng cách sẽ giúp điều hòa không khí hoạt động tốt. Giúp tiết kiệm điện năng.

Bảo trì hệ thống điện giúp giảm nguy cơ cháy nổ. Giảm nguy cơ hỏng hóc các thiết bị điện

Quy trình bảo trì hệ thống cơ điện công trình được tiến hành ra sao?

Để đảm bảo quá trình bảo trì hệ thống cơ điện được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác. Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống cơ điện cần phải thực hiện theo quy trình gồm 5 bước như sau:

1. Lập danh mục máy móc, thiết bị cần bảo trì

Lên danh sách tất cả những máy móc, trang thiết bị công trình đang sử dụng, cần được bảo trì. Trường hợp phát sinh máy móc, thiết bị mới, bộ phận bảo trì cần cập nhật ngay vào hệ thống.

2. Khảo sát hiện trạng.

Chuyên viên kỹ thuật xem xét từng tính năng, công năng của thiết bị chuyên dùng. Từ đó xác định tần suất bảo dưỡng, bảo trì máy móc như thế nào cho phù hợp.

3. Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng.

Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống cơ điện sẽ căn cứ vào kết quả khảo sát để lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng. Và trình lên chủ nhà hoặc đơn vị chủ đầu tư để phê duyệt.

4. Chuẩn bị bảo trì, bảo dưỡng.

Đề xuất các thiết bị, vật tư cần thiết cho việc bảo trì và tiến hành mua hàng theo kế hoạch đã được chủ đầu tư phê duyệt. Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ đã cam kết.

5. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng.

Theo đúng kế hoạch đã đưa ra, đơn vị bảo trì tòa nhà sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng. Và ký nghiệm thu biên bản bảo trì bảo dưỡng, không gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành của công trình.

Trên đây là chia sẻ của Nhà máy cơ khí P69 về tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống cơ điện. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến chúng tôi theo địa chỉ sau: